Cách chọn kem chống nắng tốt nhất phù hợp với làn da của bạn
Cách chọn kem chống nắng tốt nhất phù hợp với làn da của bạn, 127, Mua Sắm Nhanh, Bichvan, Cẩm nang mua sắm trực tuyến giá rẻ - kinh nghiệm mua sắm từ cộng đồng mua sắm mạng xã hội MuaBanNhanh, 28/05/2016 08:43:56
Kem chống nắng cho da nhạy cảm:
Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.
Kem chống nắng cho da khô:
Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.
Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn):
Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.
Kem chống nắng cho da mụn:
Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.
Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu
Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng khi đi bơi:
Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.
Những sai lầm thường mắc phải khi dùng kem chống nắng
- Không dùng kem chống nắng hàng ngày
Kem chống nắng chỉ dành cho những ai đi biển, chơi thể thao nhiều tiếng đồng hồ ngoài trời, hoặc đơn giản là không thích đen da? Đây là một quan niệm sai lầm hết sức. Không một bác sĩ và chuyên gia trang điểm nào, thậm chí cả những beauty blogger là không ám ảnh về kem chống nắng.
Chống nắng không phải là chống chọi với sự khắc nghiệt và nóng bỏng của cái nắng, mà thật ra là chống chọi với những tia cực tím vô hình nhưng cực kì nguy hiểm trong đó: tia UVA là thủ phạm chính khiến da lão hoá, nhăn nheo, lại còn làm da tối màu đi nữa, tia UVB chuyên gây cháy nắng, bỏng rát, nguy hiểm nhất là ung thư da sau này.
Đáng buồn là những tia này luôn rình rập bủa vây kể cả khi trời không nắng, khi bạn ngồi cạnh cửa sổ nơi văn phòng, khi bạn ung dung trong xe taxi, xe buýt; thậm chí cả khi bạn đã che phủ triệt để từ đầu đến chân với áo chống nắng, găng tay và nhiều dụng cụ khó hiểu mà chỉ ở châu Á mới có nữa.
Vì vậy, kem chống nắng là vô cùng quan trọng. Trước khi ra đường có thể quên kẻ mắt tô son, nhưng xin chớ quên chống nắng!
- Không phân loại đúng kem chống nắng
Trước đây, ở Mỹ, kem chống nắng hoá học được ghi là sunscreen còn kem chống nắng vật lý thường được ghi là sunblock. Nhưng hiện nay, FDA đã quy định tất cả kem chống nắng đều phải ghi là sunscreen. Vì vậy cách duy nhất để phân biệt được 2 loại này là nhìn vào thành phần.
- Không bôi kem đúng trình tự
Kem chống nắng hoá học (chứa avobenzen, octinoxate, oxybenzone) cần tiếp xúc trực tiếp với da thì mới phát huy tác dụng. Kem chống nắng vật lý (titanium dioxide, zinc dioxide) thì đơn giản hơn, vì nó phát huy tác dụng ngay lúc bạn bôi, nên không quan trọng bạn bôi kem lúc nào, miễn là trước khi ra khỏi nhà.
Lời khuyên phổ biến nhất là bôi kem chống nắng sau tất cả các bước chăm sóc da và đầu tiên khi trang điểm. Cô Paula Begoun và các cộng sự ở Paula’s Choice đều thống nhất là tất cả các sản phẩm chăm sóc da bôi sau kem chống nắng sẽ ít nhiều làm giảm hiệu quả của kem ngay tức thì.
- Không kiên nhẫn chờ kem phát huy tác dụng
Đừng quên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút để kem có điều kiện thẩm thấu vào da. Chị em thường nói kem chống nắng hoá học thì mới phải như vậy, kem chống nắng vật lý thì hoạt động ngay tức thì nên bôi xong là có thể ra ngoài ngay.
Nhưng kem chống nắng vật lý thường tạo thành lớp dày hơn trên da nên tốt hơn hết bạn nên đợi khoảng 5 phút để kem thấm vào da rồi mới trang điểm và 20 phút sau hãy ra ngoài.
- Không bôi đủ liều lượng
Hãy tưởng tượng kem chống nắng là chiến binh bảo vệ cho da bạn nhé, mà một khi đã mang trọng trách bảo vệ lớn lao thì cần phải đủ độ, đủ lực lượng, sức mạnh. Nhiều chị em than thở rằng tại sao mình bôi kem chống nắng thường xuyên mà vẫn bị bắt nắng, vẫn bị đen đi? Nguyên nhân chính là vì bạn không bôi đủ lượng.
Bạn có thể tiết kiệm kem nền, kem dưỡng đắt tiền, nhưng với kem chống nắng thì đừng bao giờ tiết kiệm quá. Để bôi được nhiều kem chống nắng mà không bị bí bách và sốt ruột thì bạn nên bôi làm 2-3 lớp mỏng, lớp này chồng lên lớp kia thay vì bôi một lớp thật dày lên da.
Ngoài ra, bạn nên bôi nhiều hơn ở phần má vì phần này da mỏng, lại có diện tích lớn nên dễ sinh nám và tàn nhang khi bị phơi nắng nhất.
- Chỉ bôi mỗi mặt
Đừng quên cái cổ khi bôi kem chống nắng nhé. Ở phụ nữ có tuổi, vùng da cổ bị chảy xệ rất nhanh. Sau mắt thì cổ và da tay là nơi bộc lộ lão hoá rõ ràng nhất của người phụ nữ. Ngoài việc bảo vệ da cổ lâu bị lão hóa hơn, bạn cũng sẽ giữ được vùng da này đều màu với mặt.
Ngoài ra, ngay trên khuôn mặt có một phần cũng rất cần được chống nắng mà chị em thường quên, đó chính là đôi môi! Bạn có bao giờ thắc mắc "Môi mình thâm quá, chắc tại dùng son nhiều chì nên bị như vậy!" Đừng trách nhầm các em son môi tội nghiệp. Trong tất cả các thỏi son từ drugstore cho đến highend, loại nào cũng có chì cả, nhưng tất cả đều nằm trong một lượng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Còn việc môi chúng ta bị thâm, tối màu là do đâu? Đừng quên thủ phạm làm sạm, tối, đổi màu của da không đâu khác chính là do các tia UV nguy hiểm của ánh nắng mặt trời. Chưa kể môi còn là phần rất nhạy cảm và bắt nắng nữa.
Và những tia này hoàn toàn có thể xuyên thấu qua cả khẩu trang và một số loại vải cơ bản. Vậy nếu bạn đã từng thắc mắc thế này, hãy tìm mua sắm nhanh cho mình 1 thỏi lip balm có SPF.
Cách chọn kem chống nắng tốt nhất phù hợp với làn da của bạn, 127, Mua Sắm Nhanh, Bichvan, Cẩm nang mua sắm trực tuyến giá rẻ - kinh nghiệm mua sắm từ cộng đồng mua sắm mạng xã hội MuaBanNhanh, 28/05/2016 08:43:56